Một số lưu ý về con lắc lò xo dao động thẳng đứng

Lực hồi phục
Lực hồi phục luôn có dạng Fhp=ma=−mω2x=−kx với x là độ lệch khỏi vị trí cân bằng x=0. VTCB xác định thế nào? Hãy treo con lắc lò xo lên, đặt vật nặng lên lòng bàn tay rồi hạ dần bàn tay xuống cho tới khi vật rời nhẹ nhàng khỏi tay. Hệ có thể dao động nhẹ một tí cho tới khi tĩnh tại. Vị trí tĩnh của vật khi đó là VTCB. Vật cân bằng tại vị trí này vì các lực lên nó (gồm lực đàn hồi của lò xo và trọng lực) triệt tiêu nhau Fdh(VTCB)=P⇔kΔl=mg từ đây ta có quan hệ km=gΔl=ω2. Lưu ý rằng quan hệ ω2=km đúng cho mọi con lắc lò xo nhưng quan hệ km=gΔl chỉ đúng cho con lắc lò xo dao động thẳng đứng.
Đưa vật khỏi VTCB làm tăng hoặc giảm lực đàn hồi dẫn tới sự mất cân bằng hợp lực lên vật, sự mất cân bằng này gây ra lực hồi phục có xu hướng kéo vật về lại VTCB và làm nó dao động.
Lực đàn hồi
Lực hồi phục là tổng hợp của lực đàn hồi và trọng lực Fhp=Fdh+P⇒Fdh=Fhp−mg. Nếu chọn chiều dương hướng xuống thì g(↓+)=g, Fdh=−kx−mg=−k(x+Δl). Nếu chọn chiều dương hướng lên thì g(↑+)=−g, Fdh=−kx+mg=−k(x−Δl). Tóm lại, lực đàn hồi được tìm từ F=[−kx−mg=−k(x+Δl)(↓+),−kx+mg=−k(x−Δl)(↑+). Giá trị của li độ x thay đổi trong quá trình dao động làm lực đàn hồi cũng dao động quanh các giá trị lớn nhất và bé nhất.
+ Lực đàn hồi cực đại:
|F|max=mg+kA=k(Δl+A) tại biên dưới.
+ Lực đàn hồi cực tiểu:
|F|min=0 (nếu A⩾Δl) tại vị trí lò xo tự do/không biến dạng.
|F|min=mg−kA=k(Δl−A) (nếu A<Δl) tại biên trên.
Chiều dài của lò xo khi dao động thẳng đứng
l=l0+Δl⏟lcb+x. trong đó l0 là chiều dài tự nhiên, Δl là độ biến dạng của lò xo khi cân bằng. Chiều dài lò xo cũng dao động giữa hai giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
+ Chiều dài cực đại của lò xo lmax=l0+Δl+A.
+ Chiều dài cực tiểu của lò xo lmin=l0+Δl−A. Từ đây, một khi biết được giới hạn thay đổi của chiều dài lò xo, ta xác định được biên độ dao động và chiều dài khi cân bằng của nó A=ℓmax−ℓmin2 và ℓcb=ℓ0+Δl=ℓmax+ℓmin2. Nếu vật dao động theo phương ngang, không chịu tác dụng của trọng lực thì ta xem mg và Δl bằng 0 trong các công thức trên, khi đó, lực đàn hồi cũng chính là lực hồi phục.
Khi nào lò xo bị nén hoặc bị giãn?
- Khi A<Δl, vùng dao động lọt hoàn toàn trong miền giãn, lò xo không bao giờ bị nén.
- Khi A>Δl, vùng dao động từ l0 xuống biên dưới làm lò xo giãn, vùng dao động từ l0 tới biên trên làm lò xo bị nén.
- Lực do lò xo tác dụng lên điểm treo có độ lớn của lực đàn hồi.
- Lực tay người tác dụng lên vật để giữ nó tại một vị trí nào đó có độ lớn của lực hồi phục khi vật tại điểm đó.